Tháo Gỡ Nhà Xưởng

Tháo dỡ nhà xưởng là quá trình thi công, phá dỡ một phần hoặc toàn bộ nhà xưởng đã bị xuống cấp, trả lại mặt bằng hoặc xây dựng công trình mới. Sau đây là quy trình tháo dỡ an toàn, chuyên nghiệp.

  • Khảo sát công trình

Trước khi tiến hành tháo dỡ, doanh nghiệp cần khảo sát để nắm rõ kết cấu của nhà xưởng, đánh giá chất lượng công trình để đưa ra biện pháp thi công tháo dỡ nhà xưởng đảm bảo an toàn, cũng như tính toán sử dụng số lượng nhân sự, máy móc phù hợp.

Các công việc doanh nghiệp cần thực hiện trong bước này là:

  • Tiến hành khảo sát, đánh giá toàn bộ nhà xưởng về kết cấu, địa hình, thời gian, chất liệu xây dựng, trần nhà, nền, móng,…
  • Đưa ra biện pháp thi công nhà xưởng phù hợp với tình trạng của công trình.
  • Lập dự toán tháo dỡ nhà xưởng: chi phí tháo dỡ, số lượng nhân công, máy móc, thiết bị hỗ trợ, thời gian thực hiện,…

Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tháo dỡ nhà xưởng

Sau khi phương án và dự toán chi phí được duyệt, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc tháo dỡ nhà xưởng.

  • Chuẩn bị các máy móc, thiết bị cần thiết: xe cần cẩu, máy xúc, búa phá đá thủy lực, búa tạ, xe tải, giàn giáo,…
  • Sắp xếp đủ số lượng nhân công, quản lý công trình.
  • Kiểm tra máy móc, thiết bị, đảm bảo hoạt động tốt trước khi đưa vào sử dụng.
  • Các phương án phòng trừ sự cố phát sinh: che chắn an toàn cho công nhân làm việc, có biện pháp chống đỡ phòng trường hợp công trình sụp đổ bất ngờ, dụng cụ sơ cứu, bình cứu hỏa,…
  • Doanh nghiệp cũng cần tổ chức buổi tập huấn cho công nhân về yêu cầu an toàn lao động, biện pháp bảo hộ, xử lý sự cố,…

 

Thi công tháo dỡ nhà xưởng

  • Bước 1: Lựa chọn khu vực bằng phẳng, thông thoáng, thuận tiện đặt máy móc và xe tải ra vào công trình. Tháo dỡ các thiết bị trong nhà xưởng và chuyển đến vị trí tập kết đã bố trí sẵn. Gắn biển cảnh báo và rào chắn xung quanh khu vực thi công.
  • Bước 2: Tháo dỡ toàn bộ vách ngăn, mái nhà, hệ thống thông gió, làm mát, dầm giằng, xà gồ, kèo cột,… của nhà xưởng.
  • Bước 3: Thu gom sắt, thép, phế liệu có thể tái sử dụng.
  • Bước 4: Vận chuyển các phế thải còn lại ra khỏi nhà xưởng tháo dỡ.
  • Bước 5: Đánh giá, nghiệm thu kết quả.

Một số yêu cầu khi tháo dỡ nhà xưởng: trong quá trình tháo dỡ nhà xưởng rất dễ gặp sự cố phát sinh, vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý thật kỹ những vấn đề sau để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

  • Khảo sát công trình kỹ càng để đưa ra phương án tháo dỡ tối ưu nhất.
  • Kiểm tra xem hệ thống điện, nước hiện có của công trình có đạt yêu cầu để sử dụng không hay phải đổi hệ thống mới.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công.
  • Có biện pháp chống đỡ, phòng trường hợp nhà xưởng bị sập bất ngờ.
  • Đặt biển cảnh báo, rào chắn xung quanh khu vực nhà xưởng để cảnh báo nguy hiểm, ngăn chặn người không phận sự vào bên trong công trình.
  • Ngưng thi công trong trường hợp thời tiết xấu như bão, gió giật cấp 5 trở lên,…
  • Tuyệt đối không được làm đổ tường bằng cách giật xuống sàn, đục chân tường.
  • Không đặt xe, máy móc vào vùng đất có nguy cơ sạt lún.
  • Quá trình tháo dỡ không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.